Thứ Sáu, Tháng Ba 22, 2024
Trang chủChưa phân loạiReview Đại Nội Kinh Thành Huế Có Gì Hot?

Review Đại Nội Kinh Thành Huế Có Gì Hot?

4.7/5 - (7 bình chọn)

Huế được biết đến là một vùng đất thơ mộng, nơi đây lưu giữ nhiều nét đẹp văn hoá xưa của vua chúa. Đáng kể đến là Đại Nội Huế nơi ghi đậm dấu ấn về kiến trúc cung đình, về văn hoá, lịch sử dân tộc. Cùng khám phá Đại Nội Huế qua bài viết Review Đại Nội Kinh Thành Huế tại Xephangdoanhnghiep

Lịch sử về Đại Nội Kinh Thành Huế

Vào năm 1803 vua Gia Long lên ngôi ông cảm thấy vùng đất Huế là chốn thanh bình phong cảnh lại thơ mộng chữ tình và chọn vùng đất này làm thủ đô của triều đình nhà Nguyễn. Sau 30 năm xây dựng thì Đại Nội Huế được hình thành mang vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình, hòa với vẻ đẹp với thiên nhiên

Giới thiệu Đại Nội Kinh Thành Huế

Đại Nội Kinh Thành Huế
Đại Nội Kinh Thành Huế

Không chỉ mang tính lịch sử mà Đại Nội kinh thành Huế còn mang nét đẹp kiến trúc cung đình Huế, từng đường nét trong lối kiến trúc đều toát lên vẻ sang trọng, tinh xảo. Bên trong Đại Nội gồm nhiều miếu thờ trang nghiêm, những đền đài nguy nga và những cung điện sa hoa. Toàn bộ Đại nội được sắp xếp theo trục đối xứng, trong đó trục giữa được xây dựng cho các vua tất cả đều tuân thủ theo nguyên lý “Tả nam hữu nữ”, “Tả văn hữu võ”

Đại nội kinh thành nằm ở đâu

Đại Nội Huế nằm cạnh Sông Hương, đây là một trong những di tích nổi bật nhất ở Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới còn lưu giữ nét văn hóa thời nhà Nguyễn

  • Địa chỉ: đường 23/8, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nên ghé thăm Đại Nội Kinh Thành Huế vào thời điểm nào trong năm

Đại Nội Kinh Thành Huế
Đại Nội Kinh Thành Huế

Thường thì du khách đến với Đại Nội Huế vào mùa xuân (tháng 1 và tháng 2) mùa này thời tiết mát mẻ, rất thích hợp để đi du ngoạn khám phá.

Ngoài ra còn có thể đến Huế vào mùa hè ( khoảng tháng 4 đến tháng 6) mùa này ở Huế rất náo nhiệt vì có festival diễn ra ngay tại Đại Nội

Sơ đồ Đại Nội Kinh Thành Huế 

review Đại Nội Kinh Thành Huế
Sơ đồ tham quan Đại Nội Kinh Thành Huế

Giờ mở cửa

  • Giờ mở cửa vào mùa hè: 06:30 – 17:30
  • Giờ mở cửa vào mùa đông: 07:00 – 17:00

Giá vé vào cửa

  • Giá vé cho trẻ em :30.000đ/ người
  • Giá vé cho người lớn: 120.000đ/người
  • Giá vé cho khách nước ngoài: 150.000đ/người

Các cửa ra vào tại Đại Nội Kinh Thành Huế 

Đại Nội Kinh Thành Huế có tổng cộng 13 cửa, trong đó có 10 cửa thông ra bên ngoài, 1 cửa thành được sử dụng để di chuyển nội bộ, và 2 cửa thành còn lại dùng cho đường thuỷ thông với sông Ngự Hà, sông Kẻ Vạn và sông Đông Ba.

Cửa Đông Nam (cửa Thượng Tứ)

Được xây dựng vào năm 1809 dưới triều đại vua Gia Long, cửa được đặt ở hướng Đông Nam của Kinh Thành theo đúng với tên gọi. Vào thời vua Minh Mạng năm 1829, vọng gác cửa được xây dựng. Cửa còn có tên gọi khác là Thượng Tứ, tên gọi Thượng Tứ là tên của một viên quan chuyên trông coi việc nuôi ngựa để kéo xe cho nhà vua.

Cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn)

Được xây dựng vào năm 1809, đến thời vua Minh Mạng vào năm 1829 thì được xây dựng vọng gác. Cửa nằm ơ phía Nam Kinh Thành Huế, trước đây có tên gọi là Thể Nguyên nhưng đến thời vua Minh Mạng thì được đổi tên thành Thể Nhân (Thể Nhơn). Người dân thường gọi là cửa Ngăn vì khi nhà vua và cung phi đi lối này ra Phu Văn Lâu, nhà Lương Tạ để du ngoạn, hóng mát thì sẽ bị quân lính ngăn chặn không cho dân đi lại.

kinh nghiệm du lịch đại nội huế

Cửa Quảng Đức (cửa Sập)

Được xây dựng vào năm 1809, đến năm 1829 thì xây dựng vọng lâu. Cửa nằm ở phía Nam Kinh thành, Quảng Đức được lấy từ tên cũ của phủ Thừa Thiên là dinh Quảng Đức.

Người dân thường gọi là cửa Sập vì năm 1953 cửa bị một trận lụt làm sập mái vòm và vọng lâu, đến năm 1968 trong lúc chiến sự đã bị phá hoại nặng nề. Năm 1998, cửa được phục chế lại và đưa vào sử dụng như bình thường.

Cửa Chánh Nam (cửa Nhà Đồ)

Thời gian xây dựng vào năm 1809, vọng lâu xây dựng vào năm 1829, cửa nằm cuối đường Nguyễn Trãi, phía Nam Kinh thành và được dân gian gọi là cửa Nhà Đồ. Sở dĩ có tên gọi là Nhà Đồ vì trước đây, phía ngoài cửa có Tượng Ty, là kh chứa vật dụng, binh khí và được gọi nôm na là Đồ Gia dịch ra là Nhà Đồ.

cửa chánh nam đại nội kinh thành huế

Cửa Tây Nam (cửa Hữu)

Nằm đầu đường Yết Kiêu, phía Tây Nam Kinh thành Huế. Năm 1885 vua Hàm Nghi đã đi từ của này ra khỏi Kinh thành đến chiến khu Quảng Trị, ban hịch Cần Vương để kháng Pháp. Cửa bị sập vào năm 1968 về sau được phục dựng lại.

Cửa Chánh Tây

Nằm trên đoạn đường Thái Phiên, phía Tây Kinh thành Huế. Nơi đây từng là cửa ngõ giao tranh khốc liệt vào năm 1968, cửa bị phá hoàn toàn phần vọng lâu, cấm sử dụng. Nay của đã được phục dựng lại và đưa vào sử dụng như bình thường.

Cửa Tây Bắc (cửa An Hoà) 

Nằm phía Tây Bắc, đoạn đường nối dài từ Nguyễn Trãi ra đường Tăng Bạt Hổ, cửa còn có tên gọi khác là An Hoà. Cửa được xây dựng vào năm 1809 và vọng lâu được xây dựng vào năm 1831.

review Đại Nội Kinh thành Huế

Cửa Chánh Bắc (cửa Hậu)

Toạ lạc tại mặt sau Kinh thành nên được gọi là cửa Hậu. Nằm cuối đường Đinh Tiên Hoàng, được xây dựng vào năm 1809, vọng lâu xây dựng vào năm 1831. Năm 1885 khi thực dân Pháp chiếm kinh thành Huế, cửa bị đóng kín để lập đông Mang Cá.

Các điểm nhất định phải check-in khi đến với Đại Nội Kinh Thành Huế 

Tham quan Đại Nội Kinh Thành Huế , đừng bỏ quan những điểm hấp dẫn dưới đây

Cổng Ngọ Môn

Đại Nội Kinh Thành Huế
Cổng Ngọ Môn

Đây là tuyệt tác nghệ thuật mà bạn không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá Đại Nội Huế. Là một trong bốn cổng khi vào kinh thành Huế, nằm ở phía Nam và có thể nhìn ra sông Hương.Cổng Ngọ Môn có tổng cộng 5 cửa, trong đó cửa lớn nhất dành cho vua đi tiếp sau đó là cổng dành cho quan Văn và Võ, hai cổng ngoài cùng dành cho binh lính và ngựa

Điện Thái Tòa

Đại Nội Kinh Thành Huế
Điện Thái Tòa

Điểm đến tiếp theo là Điện Thái Hòa – nơi uy nghiêm bậc nhất,nơi đây thường diễn ra các buổi thượng triều giữa vua và các bậc triều thần. Phía trong cùng của điện là ngai vàng nhà vua được dát vàng rất sang trọng

Cung Diên Thọ

Đại Nội Kinh Thành Huế
Cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ nằm ở phía Tây Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của hoàng hậu và hoàng thái hậu. Do chiến tranh tàn phá nên nơi này không còn nguyên vẹn tuy nhiên nếu biết khai thác góc chụp thì đây cũng là nơi sống ảo chất lừ cho các tín đồ mê check-in

Những lưu ý cần biết khi tham quan Đại Nội Kinh Thành Huế

  • Vì diện tích Đại Nội rộng và thời tiết hơi nóng nên
  • Cần mặc những trang phục nhẹ nhàng thoải mái, đi giày hoặc dép
  • Nghiên cứu kỹ bản đồ trước khi xuất phát
  • Di nhẹ nói khẽ không nên làm ồn hay dẫm đạp tùy tiện hay sờ vào đồ vật
  • Trang bị thêm nước uống, và không vứt rác bừa bãi

Trên đây là những thông tin về Đại Nội Kinh Thành Huế mà xephangdoanhnghiep  muốn gửi đến cho bạn,  chúc bạn có những chuyến đi vui vẻ và có thêm nhiều bức hình đẹp

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Xem Thêm

Comments