Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là một trong những vấn đề mà tất cả chúng ta đã từng gặp một lần trong đời và điều này đã làm thay đổi rất nhiều đến cơ thể, tâm sinh lý của chúng ta. Vậy Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì và làm thể nào để chúng ta có thể cùng trẻ vượt qua những nổi khủng hoảng này. Hãy cùng xephangdoanhnghiep tìm hiểu và đưa ra bình luận về vấn đề này nhé?
Khủng Hoảng Tâm Lý Tuổi Dậy Thì Là Gì?
Là một trong những thời gì cực kỳ khó khăn về sinh lý với việc hóc môn sinh dục nam và nữ tăng tiết mạnh hơn, thúc đẩy sự phát triển và sự thay đổi về giới tính. Sự phát triển nhanh đến mức trẻ chưa kịp tương thích và hậu quả dễ tạo ra căng thẳng về tâm lý của trẻ.
Nguyên nhân của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng khủng hoảng tâm lý căng thẳng tuổi dậy thì là do sự phát triển nhanh của các hóc môn sinh dục, từ đó thúc đẩy sự thay đổi về giới tính kiến các trạng thái cảm xúc cực nhạy cảm xuất hiện. Nếu các bậc cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh không hiểu rõ những cảm xúc của trẻ mà còn tác động mạnh vào các vấn đề đó sẽ dễ khiến trẻ rối loạn cảm xúc, không được tôn trọng.
Những dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
- Con cái cãi lại, có những hành động tiêu cực, không nghe lời người lớn.
- Con cái im lặng,không tiếp xúc với người khác, ở trong phòng nhiều giờ liên tục.
- Hay giận dữ, cáu kỉnh, khóc vô cớ.
- cảm thấy chán nản với mọi thứ, hay nói chuyện về cái chết.
- Kết quả học tập giảm sút đáng kể, nhất là các môn trẻ được điểm khá cao trước đó.
- Tăng giảm cân trầm trọng, thay đổi cách ăn uống.
- Có hành vi chống đối đối với các vấn đề xã hội.
Khủng Hoảng Tâm Lý Tuổi Dậy Thì Đem Lại Hậu Quả Gì
Khi trẻ có những biểu hiện của việc khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì nhưng không được can thiệp hoặc can thiệp không đúng cách sẽ gây ra cho trẻ những tình trạng như:
1. Rối loạn cảm xúc
Sự biến đổi kéo dài khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn, trẻ sẽ có những biểu hiện khó có thể điều chỉnh được cảm xúc của chính mình, buồn vui vô cớ, tinh thần không ổn định,…
Ngoài ra những trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì sẽ cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon, khẩu vị ăn uống thay đổi, ăn không ngon, trí nhớ suy giảm, kém vận động, mất tập trung,….hơn nữa, trẻ sẽ trở nên cực kì nhạy cảm với những lời chê trách, trêu chọc từ đó xuất hiện các suy nghĩ và hành vi không lành mạnh, tiêu cực.
2. Stress và trầm cảm
Từ việc chịu nhiều áp lực từ học tập, thay đổi của bản thân và gia đình cộng với việc khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Trẻ sẽ trở nên rất nhạy cảm hơn và có những suy nghĩ tiêu cực về chính mình. Thậm chí đôi lúc trẻ còn có thể bị stress do có những đòi hỏi hoặc mục tiêu vượt quá khả năng của bản thân.
Khi căng thẳng, stress của trẻ diễn ra liên tục kéo dài sẽ khiến cho trẻ dần mất ngủ, mệt mỏi, chán nản, suy nghĩ lung tung,…Từ đó việc học tập cũng như sức khỏe bị giảm sút đáng kể. Ngoài ra, trẻ sẽ dần tự cô lập bản thân và tự tách biệt mình đối với xã hội.
3. Rối loạn tính cách và hành vi tuổi dậy thì
Giai đoạn này trẻ không còn là trẻ con nhưng cũng không hẳn đã trưởng thành. Do đó, sự thiếu hụt về kiến thức, kinh nghiệm là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì. Trẻ rất tò mò và đặc biệt là muốn khám phá nhiều thứ mới mẻ. Chính vì vậy mà trẻ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như bạn bè, người thân, các trò chơi, thú vui tiêu khiển,…
Thế nhưng, trẻ lại chưa có đủ khả năng để biết được đâu là những hành vi lành mạnh và tiêu cực. Vì vậy, ảnh hưởng tiêu cực sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với các thói quen của trẻ, gây ra các chứng rối loạn hành vi về sau này.
4. Rối loạn ăn uống
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì rất dễ gây ra các triệu chứng rối loạn ăn uống có thể gây ra các triệu chứng dễ nhận biết như: mất ngủ, táo bón, sâu răng, rụng tóc, móng tay giòn dễ gãy, tăng động và tập thể dục một cách thái quá…từ đó dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ. Ngoài ra, trẻ sẽ ít cảm thấy đói, chế độ ăn uống không được đảm bảo, thường xuyên bỏ bữa, chán ăn, tăng và sụt cân đột ngột.
Những Lời Khuyên Để Con Em Bạn Tránh Khủng Hoảng Tâm Lý Tuổi Dậy Thì
Cha mẹ chính là chìa khóa đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con cái có thể nhanh chóng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì, vì vậy những bậc cha mẹ nên:
- Cố gắn chia sẻ nhiều hơn với con của mình: tạo sự cởi mở về những điều diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, rút ngắn khoảng cách giữa con mình với mình, giáo dục sớm về giới tính, tình yêu, tình dục, kỹ năng phòng ngừa và ứng phó xâm hại,… và cùng nhau tìm cách giải quyết những khó khăn đó.
- Nghe còn mình và thấu hiểu: về tất cả mọi thứ của con mình như: tâm sinh lý, tính cách, hành vi, thái độ,… và sự thay đổi qua tâm trạng của con từ đó hỗ trợ khi con mình có những biểu hiện tiêu cực.
- Tin tưởng và tôn trọng con như một người trưởng thành và là một thành viên có trách nhiệm trong gia đình, tạo cơ hội để trẻ được tự lập, tự giải quyết những khó khăn, tự nhận lỗi,…
- Tham gia các khóa học kỹ năng để nâng cao chất lượng, tinh thần cho trẻ
Trên đây là những điều cha mẹ cần biết để có thể giúp con mình vượt qua được giai đoạn Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Xephangdoanhnghiep mong rằng cha mẹ sẽ đồng hành cùng với con mình để sớm qua khỏi giai đoạn khó khăn này nhé.